Nền tảng ý thức hệ Đảng_Dân_chủ_(Hoa_Kỳ)

Bài viết này là một phần của loạt bài về
Chính trị Hoa Kỳ

Lập trường chủ đạo của Đảng Dân chủ kể từ thập niên 1930 vẫn được xem là có khuynh hướng tự do. Trên trường quốc tế, quan điểm của Đảng Dân chủ thường được xem là dân chủ xã hội vì chủ nghĩa tự do ở Mỹ có ý nghĩa khác với ở nước ngoài. Quan điểm chính trị của Đảng Dân chủ bắt nguồn từ phong trào tiến bộ ở Mỹ và từ hệ tư tưởng của những nhà trí thức như John Dewey.

Đảng Dân chủ ủng hộ quyền tự do dân sự, tự do xã hội, bình đẳng, cơ hội đồng đều, và hệ thống doanh nghiệp tự do được điều tiết bởi sự can thiệp của chính quyền. Đảng Dân chủ tin rằng chính quyền nên thủ giữ một vai trò trong nỗ lực giảm nghèo và xoá bỏ những bất công xã hội, ngay cả khi điều này có nghĩa là phải dành cho chính quyền nhiều quyền lực hơn cũng như phải tăng thuế để chi trả cho các dịch vụ xã hội.

Không dễ dàng gì để định nghĩa những nguyên tắc và giá trị của bất cứ đảng phái chính trị nào, và cũng không cần phải áp dụng chúng cho tất cả thành viên của đảng. Một số thành viên có thể bất đồng với một vài điều khoản hoặc nhiều hơn nữa trong cương lĩnh của đảng. Cương lĩnh đảng thường chỉ thể hiện quan điểm của đa số đại biểu đến dự đại hội cấp quốc gia và thường chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi ứng viên tổng thống được đảng đề cử vào lúc ấy.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đảng_Dân_chủ_(Hoa_Kỳ) http://economics.about.com/od/monetaryandfiscalpol... http://www.boston.com/news/globe/ideas/articles/20... http://www.britannica.com/eb/article-9029899/Democ... http://blog.cleveland.com/openers/2007/12/dems_in_... http://www.cnn.com/2008/POLITICS/06/03/election.de... http://www.cnn.com/ELECTION/2000/results/index.epo... http://www.cnn.com/ELECTION/2004/pages/results/sta... http://www.cnn.com/ELECTION/2006/pages/results/sta... http://www.collegedems.com/ http://www.demconvention.com/